Tử vi 2024: Các nghi lễ xây cất nhà cửa gia chủ cần biết

Tầm quan trọng của các nghi lễ xây cất nhà cửa

Theo quan niệm của ông bà ta, xây dựng nhà cửa là một trong ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời con người “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”.

Việc thực hiện các nghi lễ xây cất nhà cửa mang ý nghĩa như một lời thông báo về việc gia chủ sẽ sử dụng đất đó, mong gia tiên và thổ công sẽ phù hộ để việc thực hiện xây dựng được diễn ra thuận lợi. Một ngôi nhà đẹp hay một công trình sang trọng không chỉ thể hiện qua ngoại thất hiện đại, nội thất tiện nghi mà còn cần các yếu tố về phong thủy. Ngoài ra cũng cần chú ý đến lễ động thổ, lễ cất nóc để ngôi nhà thêm hoàn hảo về mặt thiết kế lẫn quan niệm tâm linh.

CÁC NGHI LỄ KHI XÂY DỰNG NHÀ CỬA TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC BỎ QUA - Thanh Phuoc Company

Như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ các nghi lễ trong xây nhà mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua nghi thức này vừa để tránh những xui xẻo không đáng có vừa đem lại may mắn cho gia chủ.

Các nghi lễ trong xây dựng nhà ở

Công việc xây nhà là công việc vô cùng quan trọng, vậy nên để đảm bảo yếu tố tâm linh cũng như giúp người gia chủ yên tâm hơn, các nghi lễ được tiến hành trong suốt thời gian xây nhà. Dưới đây là một số nghi lễ phổ biến trong xây nhà.

Lễ động thổ

Sau khi gia chủ chọn được ngày lành tháng tốt sẽ tiến hành lễ động thổ để cúng báo cho thần linh, tổ tiên và thổ thần, thổ địa cầu cho quá trình xây nhà được thuận lợi, suôn sẻ.

Các nghi lễ khi xây nhà cần biết

Động thổ từ lâu đã trở thành nghi lễ không thể thiếu trong việc xây dựng nhà hay các công trình lớn nhỏ. Theo phong tục xưa, lễ động thổ sẽ phải cúng tam sinh, tuy nhiên với sự phát triển của xã hội hiện nay thì chúng ta chỉ cần chuẩn bị con gà, đĩa xôi, hương hoa…

Sau khi làm lễ xong gia chủ sẽ cuốc phát đất đầu tiên để trình với thổ thần xin phép được động thổ, sau đó mới cho công nhân đào móng đi vào xây dựng.

Lễ phạt mộc

Đây cũng tương tự như lễ cúng thổ công nhưng điều khác biệt duy nhất đó chính là nghi lễ được chính nhà thầu xây dựng tiến hành. Ý nghĩa của hành động này chính là báo cáo với tổ nghề để cầu mong mọi việc sẽ được tiến hành suôn sẻ.

Lễ cất nóc

Lễ cất nóc hay còn được gọi là lễ Thượng Lương, đây là một trong những nghi lễ bắt buộc khi xây nhà, hay các công trình lớn được chủ đầu tư rất xem trọng. Nhằm muốn công trình xây cất được thuận lợi và gia chủ sinh sống trong ngôi nhà này gặp được nhiều may mắn.

Lễ cất nóc là gì? Nghi thức quan trọng không thể bỏ qua?

Vì nóc là bộ phận che chắn cả căn nhà, không có nóc không gọi là nhà được nên khi cất nóc làm nhà gia chủ cũng cần chọn ngày lành tháng tốt, giờ tốt, hợp tuổi, hợp mệnh để mong suôn sẻ, không xảy ra sai sót nào và tránh vận hạn sẽ ập tới khi làm nhà.

Đồ lễ cần có là một con gà, một đĩa xôi, một đĩa muối, một bát gạo, ba chén rượu trắng, tiền vàng, hương hoa,… Sau đó gia chủ sẽ đọc bài khấn cúng thần linh rồi đặt viên gạch đầu tiên lên nó rồi đổ mái nhà.

Lễ nhập trạch

Nhập trạch trong Hán Việt có nghĩa là vào nhà, hiểu đơn giản nhập trạch có nghĩa là dọn vào nhà mới. Làm lễ nhập trạch là nghi lễ báo cáo việc ngôi nhà đã được làm xong và cảm ơn thần linh đã phù hộ trong suốt quá trình làm nhà.

Các Nghi Lễ Trong Xây Nhà Mà Bạn Cần Phải Biết | Xây Dựng An Cư

Đây là nghi thức được coi là quan trọng từ xưa đến nay, mỗi gia đình nào khi chuyển vào nhà mới đều phải thực hiện nghi lễ này. Đối với lễ nhập trạch gia chủ cần thực hiện một cách bài bản, mâm cúng thường phải có ban phần là hoa quả, hương hoa và mâm thức ăn.

Sau khi chuẩn bị đủ lễ gia chủ sẽ chuẩn bị quần áo chỉnh tề đọc văn khấn, như là nghi thức thưa với thần linh về cai quản mảnh đất và ngôi nhà, che chở cho gia đình bạn luôn được may mắn, khỏe mạnh và thịnh vượng.

Lễ tân gia

Sau khi làm xong nhà mới, gia chủ thường chọn ngày lành tháng tốt để dọn đến ở rồi làm cỗ bàn thịnh soạn, sang trọng để mời mọi người đến ăn mừng nhà mới hay còn được gọi là lễ cáo gia tiên.

Sau khi thực hiện xong lễ tân gia, các nghi lễ trong xây nhà coi như đã được hoàn tất, gia chủ có thể yên tâm an cư lập nghiệp tại ngôi nhà mới.

Những lưu ý khi thực hiện nghi lễ xây cất nhà cửa

Chọn ngày giờ tốt để làm lễ

Khi thực hiện bất cứ nghi lễ làm nhà nào đều phải chọn ngày lành tháng tốt, tránh những ngày xấu, giờ xấu để tránh rước họa vào thân. Bên cạnh đó, nên thực hiện các nghi lễ vào ban ngày, đặc biệt những ngày trời sáng.

Không nên thực hiện các nghi lễ trong xây nhà vào buổi tối, vì khi đó các vong linh, quỷ dữ sẽ hoạt động quấy nhiễu đến nghi lễ của bạn. Những người mang thai cũng không nên tham gia vào các nghi lễ này,…

Nhập trạch là gì? Cần chuẩn bị gì khi làm nhập trạch nhà?

Đồ vật cần chuẩn bị

Một bộ tam sên (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc)

Một con gà.

Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.

Một đĩa muối

Một bát gạo, Một bát nước.

Rượu trắng.

Bao thuốc, lạng chè.

Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

Một đinh vàng hoa.

Năm lễ vàng tiền.

Năm cái oản đỏ.

Năm lá trầu, năm quả cau. (hoặc 3 miếng trầu cau (đã têm)

Năm quả tròn (ngũ quả: 5 loại trái cây).

Chín bông hoa hồng đỏ.

1 đĩa muối gạo,

3 hũ nhỏ đựng muối-gạo-nước.

Xây nhà là chuyện cả đời người, không chỉ một hai ngày mà có thể quyết định hay lên kế hoạch để có một ngôi nhà hoàn chỉnh.

Để việc xây nhà được diễn ra suôn sẻ nhất thì không chỉ nắm nghi lễ không thôi là đủ, gia chủ cần vạch ra những bước quan trọng để bắt tay vào xây dựng: dự trù chi phí phát sinh, nắm rõ quy trình xây dựng một ngôi nhà hay chọn nguồn cung uy tín.

Related Posts