Tử vi 2024: Luật phòng, chống rửa tiền năm 2022 liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước siết chặt giao dịch vàng lớn và đáng ngờ

Toàn bộ văn bản về phòng chống rửa tiền mới nhất 2022

Dưới đây là toàn bộ văn bản quy định về phòng chống rửa tiền 2022 liên quan đến Ngân hàng Nhà nước siết chặt giao dịch vàng lớn và đáng ngờ liên quan đến phòng, chống rửa tiền bao gồm:

– Luật Phòng, chống rửa tiền 2022

– Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022

– Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022

– Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

Luật Phòng, chống rửa tiền 2022

Xem toàn văn luật Phòng, chống rửa tiền 2022 tại ĐÂY

Nguyên tắc trong phòng chống rửa tiền

– Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư­; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

– Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.

– Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.

(Điều 5 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022)

Hợp tác quốc tế về phòng chống rửa tiền

– Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, các bên cùng có lợi, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài.

Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các nội dung sau đây:

+ Xác định, phong tỏa tài sản của người phạm tội rửa tiền;

+ Thực hiện tương trợ tư pháp;

+ Trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;

+ Nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật, trợ giúp tài chính và trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống rửa tiền;

+ Nội dung hợp tác khác về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong quá trình hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền, có thể từ chối trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền trong các trường hợp sau đây:

+ Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao có thể gây tổn hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia hoặc lợi ích quan trọng khác của Việt Nam;

+ Thông tin được yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao không phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài hoặc quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Yêu cầu trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;

+ Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài không cam kết hoặc không thực hiện bảo mật thông tin được trao đổi, cung cấp, chuyển giao theo chế độ bảo mật tương ứng với quy định về bảo vệ bí mật nhà nước của Việt Nam đối với thông tin mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước trao đổi, cung cấp, chuyển giao.

– Quy trình, thủ tục, phương thức hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Hằng năm hoặc khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam có trách nhiệm cung cấp nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền với các cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

(Điều 6 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022)

NHNN yêu cầu các đơn vị kinh doanh vàng nghiêm túc chấp hành việc báo cáo giao dịch có giá trị lớn theo quy định tại Điều 25; báo cáo giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 và thực hiện báo cáo bổ sung (nếu có) theo quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền; kịp thời báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch đáng ngờ.

Điều 25. Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo

Điều 25. Báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo

1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

Điều 26. Báo cáo giao dịch đáng ngờ

1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp sau đây:

a) Khi biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó. Việc xác định bị can, bị cáo, người bị kết án theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được xác định từ việc xem xét, thu thập và phân tích thông tin khi khách hàng, giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này và có thể từ các dấu hiệu khác do đối tượng báo cáo xác định.

2. Khi phát hiện dấu hiệu đáng ngờ ngoài các dấu hiệu quy định tại các điều 27, 28,29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này, đối tượng báo cáo, các Bộ, ngành có liên quan thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ theo các ngành, lĩnh vực ngoài các dấu hiệu quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này.

4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chế độ báo cáo về giao dịch đáng ngờ.

Nghị định 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023

Xem toàn văn Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền tại ĐÂY

Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền như sau:

(1) Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền; tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền và tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.

(2) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực, cụ thể như sau:

– Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá;

– Tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá.

(3) Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền bao gồm tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý và tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật, cụ thể như sau:

– Tiêu chí tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý bao gồm tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực;

– Tiêu chí tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật bao gồm tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực.

(4) Tiêu chí hậu quả của rửa tiền bao gồm:

– Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tể;

– Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính;

– Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực;

– Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội.

Thông tư 09/2023/TT-NHNN ngày 28/7/2023

Xem toàn văn Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn Luật Phòng chống rửa tiền tại ĐÂY

Phụ lục đính kèm Thông tư 09/2023/TT-NHNN tại ĐÂY

Ngày 28/7/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền.

Theo đó, Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định về tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ; giao dịch chuyển tiền điện tử; chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử; hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.

Thông tư 09/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 28/7/2023 trừ trường hợp tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 09/2023/TT-NHNN, cụ thể:

Quy định về quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền tại khoản 2 Điều 5, quy định về chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo tại Điều 6, quy định về chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử tại Điều 9 và các mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023.

Trong thời gian khoản 2 Điều 5, Điều 6, Điều 9, Phụ lục II ban hành kèm theo TThông tư 09/2023/TT-NHNN chưa có hiệu lực thi hành, đối tượng báo cáo tiếp tục thực hiện các quy định về quy trình quản lý rủi ro, báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo, báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử, mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ bằng văn bản giấy tại khoản 2 Điều 3a, Điều 5, Điều 7, Điều 10, Mẫu biểu số 01 Thông tư 35/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2013/TT-NHNN và khoản 2, khoản 4 Điều 1 Thông tư 20/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 35/2013/TT-NHNN).

Kể từ ngày Thông tư 09/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 09/2023/TT-NHNN, các Thông tư sau hết hiệu lực thi hành:

– Thông tư 35/2013/TT-NHNN, trừ quy định về báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo, báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử, mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ bằng văn bản giấy tại Điều 5, Điều 7, Điều 10, Mẫu biểu số 01 hết hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023;

– Thông tư 31/2014/TT-NHNN, trừ quy định về báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử tại khoản 3 Điều 1 hết hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023;

– Thông tư 20/2019/TT-NHNN,trừ quy định về quy trình quản lý rủi ro và giao dịch chuyển tiền điện tử tại khoản 2, khoản 4 Điều 1 hết hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023.

Quyết định 11/2023/QĐ-TTg ngày 27/4/2023

Xem toàn văn Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước tại ĐÂY

Ngày 27/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 11/2023/QĐ-TTg quy định mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.

Đối tượng phải thực hiện báo cáo với Ngân hàng Nhà nước

Đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, cụ thể như sau:

(1) Tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

– Nhận tiền gửi;

– Cho vay;

– Cho thuê tài chính;

– Dịch vụ thanh toán;

– Dịch vụ trung gian thanh toán;

– Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;

– Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;

– Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;

– Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;

– Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;

– Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;

– Đổi tiền.

(2) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

– Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược;

– Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;

– Kinh doanh kim khí quý, đá quý;

– Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;

– Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.

Thông tin về Cục phòng, chống rửa tiền

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Số 504 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024. 39392229

Fax: 024. 39392236

E-mail: trungtampcrt@sbv.gov.vn

Cơ cấu tổ chức

BAN LÃNH ĐẠO

STT Họ và tên Chức vụ Điện thoại Email
1 Phạm Tiên Phong Cục Trưởng 024.39360937 phong.phamtien@sbv.gov.vn
2 Nguyễn Huy Dũng Phó Cục trưởng 024.39360975 dung.nguyenhuy@sbv.gov.vn
3 Phạm Gia Bảo Phó Cục trưởng 024.39361274 bao.phamgia@sbv.gov.vn
4 Nguyễn Thị Minh Thơ Phó Cục trưởng Tho.nguyenminh@sbv.gov.vn

CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG

STT Tên phòng Điện thoại Email
1 Phòng Tổng hợp 024.39392229 tonghop_pcrt@sbv.gov.vn
2 Phòng Thu thập và Xử lý thông tin 024.39392253 thuthapthongtin_pcrt@sbv.gov.vn
3 Phòng Công nghệ thông tin 024.39392252 kythuat_pcrt@sbv.gov.vn
4 Phòng Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền 024.32668821 htqt.pcrt@sbv.gov.vn

Related Posts