Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2024 tỉnh Hà Nam
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 – 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Nam được tổ chức trong 2 ngày (13 và 14/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nam theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi chiều ngày 13/6.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
(1) Cuộc sống vốn chứa đựng những khó khăn, thử thách. Không có một giới hạn cụ thể nào cho biết khi nào và có bao nhiêu khó khăn, thử thách sẽ xảy đến trong cuộc đời mỗi người. Vì thế, hãy chuẩn bị cho mình luôn trong tư thế sẵn sàng để chinh phục chúng.
(2) Có lần tôi nghe Garrison Keillor phát biểu trên đài phát thanh: “Cuộc sống cũng giống như một cuộc chiến – nếu mọi thứ bỗng trở nên yên lặng thì có nghĩa là bạn đang thua trận”. Dĩ nhiên đó chỉ là một cách nói đùa, nhưng quả thật, khi đường đời ta đi quá êm ả, trơn tru và bằng phẳng thì bạn dễ có khuynh hướng trở nên tự mãn. Như thế, bạn sẽ không có cơ hội khám phá những khả năng vốn còn tiềm ẩn, chưa được khai phá trong bản thân mình; không biết rằng bạn vẫn còn có thể làm tốt hơn, thể hiện mình trọn vẹn hơn và cống hiến được nhiều hơn.
(3) Thử thách giúp bạn tự mình bứt phá ra khỏi những khuôn khổ, những lối mòn sẵn có, phát triển cả tính riêng của bạn, khai mở những con đường mới. Qua khó khăn, thử thách, cuộc sống mang lại cho bạn những cơ hội thật bất ngờ, thật tuyệt vời mà nếu không có nó, có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ trưởng thành và trải nghiệm.
(Trích Cuộc sống luôn đầy những thử thách – Keith D. Harrell)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, vì sao tác giả cho rằng hãy chuẩn bị cho mình luôn trong tư thế sẵn sàng để chinh phục những khó khăn, thử thách?
Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn (3).
Câu 4. Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ đoạn trích là gì? Vì sao? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu), trong đó có sử dụng 01 thành phần biệt lập (gọi tên và chỉ ra thành phần ấy).
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về cách để rèn luyện tính tự lập.
Câu 2. (5,0 điểm)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy bên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải SGK Ngữ văn 9, Tập 2, tr.55-56, NXB Giáo dục)
Cảm nhận đoạn thơ trên. Từ đó, hãy liên hệ với trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2024 tỉnh Hà Nam
Bài văn tham khảo
A. Mở bài
Thanh Hải là nhà thơ luôn gắn bó với quê hương xứ Huế. Một trong những bài thơ của ông để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ được sáng tác năm 1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, chẳng bao lâu trước khi ông qua đời trong đó có đoạn thơ rất hay:
“ Mọc giữa dòng song xanh
………………………………
Cứ đi lên phía trước”
Đoạn thơ là 3 khổ thơ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”. Đoạn thơ đã thể hiện cảm xúc của tác giả trước thiên nhiên đất trời.
B. Thân bài
Đoạn thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trực tiếp, hòn nhiên, trong trẻo, trước vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên đất trời. Từ đó mở rộng ra hình ành mùa xuân đất nước vừa cụ thể với “ người cầm sung”, “ người ra đồng”, vừa khái quát “đất nước như vì sao, cứ đi lên pía trước”.
1. Đoạn thơ đầu đã diễn tả cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên đất trời.
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Chỉ bằng vài nét phác họa nhưng rất đặc sắc (dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang trời), Thanh Hải đã làm hiện ra trước mắt chúng ta một bức tranh Xứ Huế với không gian cao rộng (có chiều dài của dòng sông, chiều cao của bầu trời, chiều rộng của mặt đất và bầu trời bao la, màu sắc thật hài hòa, tươi thắm( màu xanh của dòng sông, màu tím biếc của bông hoa) và rất đặc trưng ưng quê hương xứ Huế (tím biếc). Màu Tím của bông hoa hòa quyện với màu xanh của dòng sông tạo nên cảm giác dịu mát, đồng thời cũng là tín hiệu của mùa xuân Xứ Huế. Tác giả đảo động từ “mọc” lên đầu câu thơ và số từ “một” ( mọc giữa dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc). Để nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ của một bông hoa đang xòe nở. Hình ảnh bông hoa đang xòe nở từ từ nhô lên, cho thấy sức sống mạnh mẽ của mùa xuân, đồng thời tạo cho bức tranh xuân thêm sống động. Bức tranh xuân còn rộn rã, tươi vui với âm thanh của tiếng “chim chiền chiện hót chi mà vang trời”. Tiếng chim trong ánh sáng xuân lan tỏa khắp bầu trời. Phải là người có tâm hồn nhạy cảm, tình yêu tha thiết với thiên nhiên với cuộc sống. Thanh Hải mới vẽ được bức tranh mùa xuân xứ Huế đẹp thơ mộng và đầy sức sống đến như vậy.
Trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân, nhà thơ có cảm xúc say sưa, ngất ngây. Thái độ nâng lưu, quý trọng vẻ đẹp ấy, cảm xúc ấy, tình cảm ấy được thể hiện qua tư thế độc đáo của một động tác trữ tình.
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
“Giọt long lanh” có thể hiểu là giọt mưa xuân, giọt sương long lanh trong ánh sang của trời xuân. Nhưng giọt long lanh cũng có thể hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: giọt tiếng chim. Tiếng chim từ chỗ âm thanh cảm nhận bằng thính giác chuyển thành từng giọt( Cảm nhận bằng thị giác). Từng giọt ấy lại long lanh trong ánh sáng của trời xuân có thể cảm nhận bằng xúc giác ( tôi đưa tay tôi hứng). Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt tiếng chim. Nhưng dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời vào lúc mùa xuân và thái độ nâng niu, trân trọng vẻ đẹp ấy, cảm xúc đó, thái độ đó chỉ có được một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế ở một tấm lòng chân thành tha thiết với cuộc sống.
2. Từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất trời, mạch thơ chuyển sang biểu hiện những cảm xúc trước mùa xuân đất nước.
a. Trước hết mùa xuân đất nước được cảm nhận bằng hình ảnh “người cầm sung”, “người ta đồng”
“ Mùa xuân người cầm súng
Lộc trải dài nương mạ”
“Người cầm sung”, “người ra đồng” biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động xây dựng đất nước. Thanh Hải đã tạo nên sức gợi cảm cho câu thơ bằng hình ảnh “lộc non” của mùa xuân gắn với “người cầm sung”, “người ra đồng” (lộc giắt đầy trên lưng, lộc trải dài nương mạ ). “Lộc” là trồi non, nhành non, cây non, “ Lộc” tượng trưng cho sức sống mùa xuân. Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non đã theo người cầm súng ra trận, người nông dân ra đồng hay chính họ đang đem mùa xuân đến cho mọi miền đất nước?
Sức sống của mùa xuân đất nước còn được tác giả cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, âm thanh xôn xao:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”
“Hối hả”, “ xôn xao” hai từ láy có sức biểu cảm lớn. Các từ láy kết hợp với điệp ngữ “tất cả” cùng với nhịp điệu thơ nhanh, dồn dập, khỏe khoắn giúp ta cảm nhận được không khí náo nhiệt, tinh thần lao động khẩn trương của con người khi đất nước vào xuân. Đồng thời ta thấy được tâm trạng như reo vui, náo nức của tác giả trước không khí và tinh thần lao động ấy. Như vậy, hình ảnh mùa xuân đất nước được mở rộng từ đôi vai, tấm lưng của người ra trận đến những cánh đồng bát ngát, đến không khí lao động khẩn trương.
3. Từ hình ảnh mùa xuân đất nước, nhà thơ tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước dù còn nhiều khó khăn, vất vả. Hình ảnh đất nước Việt Nam hiện lên qua lời thơ của Thanh Hải với bề dày lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước trải qua nhiều thử thách gian lao:
“Đất nước như vì sao
Vất vả và gian lao”
Những tin tưởng vào tương lai đất nước. Nhà thơ đã hình dung đất nước bằng một hình ảnh đẹp, mang nhiều ý nghĩa:
“Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
“Sao” là nguồn sáng lấp lánh một vẻ đẹp vĩnh hằng vượt qua mọi không gian, thời gian. sao cũng là hình ảnh rạng ngời trên lá cờ tổ quốc Việt Nam. So sánh “đất nước” với “vì sao” đã cho thấy hình ảnh đất nước mãi trường tồn vĩnh cửu cùng vũ trụ, nó sẽ tỏa sáng như những vì sao trong hành trình đi đến tương lai rạng rỡ. Hình ảnh so sánh đã bộc lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng giàu đẹp. Đó chính là ý chí, quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào lạc quan không chỉ riêng Thanh Hải mà của cả dân tộc. Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, tư thế hiên ngang tiến lên phía trước vượt qua mọi khó khăn, thử thách của đất nước. Như vậy, qua những câu thơ ngắn gọn, người đọc thấy được cảm xúc, lạc quan, tin tưởng Thanh Hải với đất nước khi mùa xuân về.
4. Đánh giá
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” nói chung và khổ thơ trên nói riêng được làm theo thể thơ 5 chữ, giọng điệu trong sang, thiết tha gần với âm điệu dân ca miền Trung, nhiều hình ảnh đẹp, tự nhiên, giản dị mà còn gợi cảm, giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát, giọng thơ thể hiện phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ.
C. Kết bài
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” giản dị về lời thơ, chân thành với cảm xúc đã chiếm được tình yêu của đông đảo bạn đọc. Ba khổ thơ đầu bài thơ với những hình ảnh giản dị, tự nhiên và chân thực đã diễn tả cảm xúc tự nhiên, sâu lắng của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên đất nước. Từ cảm xúc đó ta cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương xứ Huế, lòng yêu đời lạc quan sống của tác giả. Tiếng lòng của nhà thơ Thanh Hải khiến chúng ta trân trọng và cảm phục vô cùng. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần bổi đức, luyện tài góp phần làm cho mùa xuân quê hương, đất nước thêm tươi đẹp.