Tử vi 2024: Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Bắc Ninh 2024

Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Bắc Ninh 2024

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024 – 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được tổ chức trong 2 ngày (06 và 07/6/2024). Bài thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Ninh được thi theo hình thức tự luận, với thời gian làm bài 120 phút, tổ chức thi sáng ngày 6/6.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bắc Ninh năm 2024

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Bắc Ninh 2024

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1

a. Mở đoạn

– Xác định vấn đề: sự cần thiết phải biết sống cống hiến

b. Thân đoạn

– Giải thích khái niệm cống hiến: là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng và trí tuệ của mình để đóng góp cho lợi ích chung của xã hội.

– Biểu hiện của sống cống hiến:

+ Vận dụng kiến thức vào phát triển khoa học kĩ thuật

+ Vận dụng cơ bắp để tạo ra của cải vật chất

+ Lan tỏa yêu thương và tích cực cho cộng đồng

– Dẫn chứng của việc sống cống hiến:

+ Thời chiến tranh: các tấm gương anh hùng, các chiến sĩ bộ đội đã hi sinh tuổi trẻ và tính mạng để giành lấy độc lập dân tộc

+ Thời bình: thanh niên tình nguyện xung phong hỗ trợ cho đại dịch covid-19, các y bác sĩ gồng mình chữa trị cho các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV2…

– Ý nghĩa của sự cần thiết phải biết sống cống hiến:

+ Giúp chúng ta có những hiểu biết sâu rộng, có nền tảng vững chắc cho tương lai

+ Đưa đất nước ngày càng phát triển mạnh hơn nữa

– Phản đề:

+ Một số bộ phận con người sống lười nhác chỉ nghĩ đến vụ lợi cá nhân mà không muốn đóng góp cho xã hội

+ Phê phán lối sống vụ lợi, ích kỷ

c. Kết đoạn

– Liên hệ bản thân: cần nỗ lực miệt mài học tập, rèn luyện để cống hiến và đóng góp cho đất nước

Câu 2

1. Giới thiệu chung

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và 4 khổ thơ

2. Phân tích

* Khổ 1: Tác giả đã lí giải nguyên nhân khiến những chiếc xe không kính và nêu bật tư thế của những người lính trên chiếc xe ấy.

– Hai câu thơ đầu đã nêu lên nguyên nhân những chiếc xe trở nên mất kính.

Câu thơ đầu tiên dài như một như một lời phân trần để dẫn vào câu thơ thứ hai với điệp từ “không”, điệp từ “bom”, kết hợp với động từ mạnh “giật”, “rung”. Qua đó, tác giả đã lí giải nguyên nhân những chiếc xe không kính là do bom đạn tàn phá. Như vậy, ở đây, qua hình ảnh những chiếc xe không kính, tác giả đã gián tiếp tố cáo sự khốc liệt của chiến tranh.

– Hai câu thơ sau, tác giả đã tạo ấn tượng mạnh khi nêu bật tư thế hiên ngang, chủ động, tự tin của người lính khi ngồi trên những chiếc xe không kính đó:

“Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”

+ Từ láy “ung dung” được đảo lên đầu câu, kết hợp với đại từ nhân xưng đầy tự hào “ta” đã làm nổi bật tư thế ấy.

+ Nhịp thơ 2/2/2 đều đặn, điệp từ “nhìn” lặp lại ba lần. Đặc biệt cái nhìn thẳng, đó là cái nhìn bất khuất, trang nghiêm đối mặt với gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh

=>Vượt lên trên cái gian khổ của chiến tranh, tư thế của người lính mới thật đàng hoàng, vững chãi.

* Khổ 2 diễn tả cảm giác cụ thể của người lính khi ngồi trên những chiếc xe không còn kính chắn gió:

– Điệp từ “nhìn thấy” kết hợp với những hình ảnh như: “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim”, “đột ngột cánh chim” đã thể hiện tốc độ nhanh của chiếc xe và sự tập trung cao độ của người lính.

– Không có kính cũng khiến người lính phải trực tiếp tiếp xúc với muôn vàn khó khăn, bất cứ vật cản nào cũng có thể “sa”, “ùa” vào buồng lái. Tuy nhiên, với giọng thơ ngang tàng, trẻ trung, người lính dường như bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Không những vậy, vì không có kính nên người chiến sĩ đã có cơ hội gần gũi với thiên nhiên, tận hưởng vẻ đẹp của cảnh vật qua ô cửa kính vỡ.

=> Phải có một tinh thần lạc quan, yêu đời, coi thường hiểm nguy mới có thể biến cái hiện thực đầy khó khăn thành những phút thi vị đẹp đến như vậy.

* Khổ 3,4 – tinh thần lạc quan, pha chút ngang tàng của người lính

– Trên những chiếc xe không kính, người lính phải đối mặt với bao khó khăn, tình cảnh của các khó khăn được miêu tả rất chân thực “Không có kính”, “ừ thì có bụi” và “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”

Đó chỉ là khó khăn từ thiên nhiên, chiến tranh khốc liệt. Đâu chỉ có bụi, mưa mà đó là đất đá, thậm chí là bom đạn quân thù.

– Nhưng với một thái độ ngang tàng, thách thức, bất chấp mọi gian khổ, khó khăn, người chiến sĩ lái xe đã vượt lên trên với một tinh thần trách nhiệm rất cao:

+ Những câu thơ như một lời nói thường, nôm na mà đầy cứng cỏi, chắc gọn, táo tợn “không có kính, ừ thì có bụi”, “không có kính ừ thì ướt áo”, “chưa cần rửa”, “chưa cần thay”

+ Giọng thơ ngang tàng đầy hóm hỉnh, thể hiện cấu trúc lặp và cả chi tiết “Phì phèo châm điếu thuốc” và “Nhìn nhau mặt lấm cười cười ha ha”

=> Lời thơ nhẹ nhõm, trôi chảy như những chiếc xe vun vút trên đường, tất cả đã thể hiện tinh thần quả cảm, lạc quan của những chàng trai trẻ vui tính. Câu thơ như khúc nhạc vui của tuổi đôi mươi, thanh thản, nhẹ nhõm, xua tan đi bao khó khăn, nguy hiểm.

3. Tổng kết

Bài viết tham khảo

Mở bài

Thế kỉ XX trong cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc bảo vệ tổ quốc. Có rất nhiều con người đáng được ngợi ca. Những hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn, và hình ảnh cô thanh niên xung phong nơi tuyến lửa, là những hình ảnh tiêu biểu nhất của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hình ảnh ấy đã được Phạm Tiến Duật – người được mệnh danh là ” Nhà thơ của đường Trường Sơn” tái hiện lại trong ” Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Bài thơ miêu tả những người lính lái xe ung dung, tự tại, lạc quan, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, thể hiện tình đồng chí, đồng đội gắn bó, tình yêu đất nước thiết tha, sâu nặng.

Thân bài

“Những đoàn quân trùng trùng ru trộn” được nhà thơ Phạm Tiến Duật nói đến trong bài thơ Trường Sơn Đóng, Trường Sơn Tây là hàng ngàn, hàng vạn thanh niên, thanh nữ Việt Nam ào ào ra trận với khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

Từ nơi em gửi đến nơi anh

Những đoàn quân trùng trùng ra trận

Như tình yêu nối lời vô tận

Đông Trường Sơn, nối Tây Trường Sơn…

“Những đoàn quân trùng trùng ra trận” được nhà thơ Phạm Tiến Duật nói đến trong bài thơ Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là hàng ngàn, hàng vạn thanh niên, thanh nữ Việt Nam ào ào ra trận với khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thời chống Mỹ, trong đó có những tiểu đội xe không kính trên con đường mòn Hồ Chí Minh.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính được Phạm Tiến Duật viết năm 1969, hơn 30 năm sau người đọc vẫn cảm thấy hừng hực không khí chiến trường và khí thế ra trận của những chiến sĩ trong binh đoàn vận tải quân sự. ở bốn khổ thơ đầu, giọng thơ mạnh mẽ hùng hồn vang lên như một tráng ca anh hùng:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

Hai câu đầu như một lời hỏi – đáp rất hồn nhiên tự nhiên của người lính Chiếc xe vận tải vốn có kính nhưng trong bom đạn “kính vỡ đi rồi”. Các điệp ngữ: “không có… không phải… không có”, “bom giật, bom rung” đã làm cho âm điệu thơ hùng tráng, gợi tả không khí ác liệt chiến trường, vần thơ đã làm hiện lên những chiếc xe vận tải quân sự mang đầy thương tích chiến tranh, và hình ảnh người chiến sĩ can trường, dày dạn kinh nghiệm trong khói lửa.

Một tư thế chiến đấu rất đẹp:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Cái ngồi “ung dung” đàng hoàng làm chủ tình thế. Một cái nhìn khoáng đạt bao la giữa chiến trường: “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Nhịp thơ 2/2/2 với điệp từ “nhìn” đã thể hiện tuyệt đẹp một tư thế chiến đấu rất đĩnh đạc hào hùng của người lính trẻ trong mưa bom bão đạn của giặc Mỹ.

Khổ thơ thứ hai mở ra một không gian rộng lớn, những cung đường chiến lược phía trước. “Nhìn thấy gió…”, “nhìn thấy con đường…”, rồi “nhìn thấy sao trời…”; các điệp ngữ ấy có giá trị gợi tả tiểu đội xe không kính, nối đuôi nhau hành quân ra chiến trường. Xe không kính, xe phóng băng băng, nên “gió vào xoa mắt đắng”. Chữ “đắng” chuyển đổi cảm giác, một cách viết tài hoa. Sao trời và cánh chim mà người chiến sĩ “thấy” tưởng “như sa vào buồng lái” đã diễn tả thật hay tốc độ phi thường của tiểu đội xe không kính ra trận trong mọi thời gian đêm ngày, trên mọi địa hình gian khổ:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.

Sau gió “xoa mắt đắng” là bụi. Bốn chữ “ừ thì có bụi” như một tiếng “mặc kệ” cất lên, biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận. Bụi làm cho những mái tóc xanh trở thành “tóc trắng như người già”. “Mặt lấm” cũng chẳng cần vội rửa. Cách hút thuốc “phì phèo”, tiếng “cười hu ha” là những chi tiết nghệ thuật hóm hỉnh thể hiện tinh thần lạc quan, hồn nhiên, yêu đời của tiểu đội xe không kính:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già,

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Tiểu đội xe không kính đã xông pha trong cảnh “bom giật bom rung”, đã nếm trải nhiều gió bụi, vô cùng gian khổ, các anh còn hành quân trong mưa. Hai câu thơ nối tiếp xuất hiện như tiếng nói của người lính coi thường mọi thử thách:

– Không có kính, ừ thì có bụi,

– Không có kính, ừ thì ướt áo.

Mưa rừng dữ dội, vả lại xe không kính, gian khổ không thể nào kể xiết: “Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời”. Trong gian khổ các anh vẫn hiên ngang xông tới chi viện cho chiến trường miền Nam phía trước:

Không có kính, ừ thì ướt áo,

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Con người và thời đại được nói đến trong đoạn thơ trên là những chiến sĩ lái xe can trường và dũng cảm, lạc quan và yêu đời, trẻ trung và hồn nhiên trong gian khổ và nguy hiểm trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mỹ. Tiểu đội xe không kính tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam trong chống Mỹ cứu nước.

Đoạn thơ trên đây hội tụ bao vẻ đẹp nghệ thuật. Câu thơ mang màu sắc văn xuôi thơ hiện “chất lính” thời máu lửa. Các điệp từ, điệp ngữ, các hình ảnh về chiếc xe không kính, về tư thế lái xe, về cái nhìn, mái tóc, nụ cười,… đã diễn tả thật đẹp chí khí anh hùng của tiểu đội xe không kính, đồng thời làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, hào hùng mang âm điệu anh hùng ca. Bom, gió, bụi, mưa được nhà thơ nói đến đã diễn tả đầy ấn tượng về gian khổ, ác liệt chiến trường. Trên cái nền ấy, hình tượng tiểu đội xe không kính sừng sững hiện lên trong tầm vóc những anh hùng cho ta nhiều ngưỡng mộ.

Kết luận

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là bài thơ hay và độc đáo. Phát hiện được đề tài, nhà thơ đã khai thác mọi khía cạnh bất ngờ và thú vị. Giọng điệu thay đổi thích hợp, nhịp điệu luôn luôn biến hóa. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe “Vì miền Nam phía trước” được khắc họa đậm nét, sinh động, nổi bật được cốt cách của những người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Related Posts